Hội nghị phổ biến hiệp định thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Thứ tư - 31/05/2017 05:52
Sáng 17/5/2017, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi - Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương Cao Bằng tổ chức hội nghị phổ biến Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc
hoi nghi thuong mai Viet Trung ts nguyen van hoi
hoi nghi thuong mai Viet Trung ts nguyen van hoi

Sáng 17/5/2017, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cao Bằng, Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi - Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương Cao Bằng tổ chức hội nghị phổ biến Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Đến dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Bộ Công thương; đại diện các cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương: Vụ Thị trường trong nước, Cục Xúc tiến Thương mại, Báo Công Thương, Truyền hình Công Thương, Viện Nghiên cứu Thương mại, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại; đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện Báo điện tử VOV; đại diện lãnh đạo một số Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh Cao Bằng; UBND các huyện biên giới và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn.

hoi nghi thuong mai Viet Trung ts nguyen van hoi

TS. Nguyễn Văn Hội, Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Thương mại Biên giới & Miền núi phát biểu tại hội nghị

          Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc ký tháng 9/2016 với 16 điều, trong đó quy định về đối tượng và phạm vi hoạt động thương mại biên giới; những nguyên tắc cơ bản và yêu cầu tổng thể; cửa khẩu và chợ biên giới; quy định về hàng hóa, kiểm soát chất lượng và kiểm dịch hàng hóa; chống buôn lậu, gian lận thương mại; thanh toán thương mại biên giới; xúc tiến thương mại biên giới; chia sẻ thông tin và đào tạo; công tác phối hợp hai bên và các quy định có liên quan.

          Đến dự với hội nghị, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại có 02 báo cáo tham luận bao gồm: (1) ThS. Phạm Văn Trường, Khoa Quản trị kinh doanh với nội dung: Hỗ trợ thương nhân thương mại biên giới Việt - Trung ; (2) ThS. Lâm Tuấn Hưng, Trung tâm Liên kết Đào tạo & bồi dưỡng với nội dung: Phát triển dịch vụ hỗ trợ thương mại tại khu vực cửa khẩu và xúc tiến thương mại, đầu tư qua biên giới Việt - Trung;

          Dưới đây là một số hình ảnh báo cáo tham luận tại Hội nghị:

hoi nghi thuong mai Viet Trung ts dinh van thanh

PGS, TS. Đinh Văn Thành – Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu Thương mại
với tham luận: “ Tổng quan về Hiệp định Thương mại biên giới Việt – Trung”

hoi nghi thuong mai Viet Trung pham van truong

ThS. Phạm Văn Trường, Khoa Quản trị kinh doanh với tham luận:
“Hỗ trợ thương nhân thương mại biên giới Việt – Trung”

hoi nghi thuong mai Viet Trung lam tuan hung

ThS. Lâm Tuấn Hưng, Trung tâm Liên kết Đào tạo & bồi dưỡng với tham luận:
“Phát triển dịch vụ hỗ trợ thương mại tại khu vực cửa khẩu
và xúc tiến thương mại, đầu tư qua biên giới Việt – Trung”

          Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc sẽ đảm bảo tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung hàng năm ở mức ổn định, bền vững khoảng 30%. Hiệp định này góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống cư dân khu vực biên giới, đảm bảo an ninh trật tự, nâng cao vai trò của thương mại biên giới trong thương mại song phương. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của Việt nam sang Trung Quốc vẫn là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, trái cây tươi, cao su….

          Tuy nhiên, các ý kiến chuyên gia đều cho rằng: cần phải tái cơ cấu nền sản xuất nông nghiệp, hàng hóa đảm bảo chất lượng để đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch. Có như vậy, mới không còn tình trạng giải cứu các mặt hàng nông sản hay thực phẩm ở nhiều địa phương như thời gian qua.“Việt Nam cần xây dựng mặt hàng nông, lâm, thủy sản chiến lược, từ đó quy hoạch vùng sản xuất, tạo điều kiện cho hàng hóa giữ được giá. Từ Hiệp định đã kí kết, nhà nước cần triển khai cụ thể các giải pháp hỗ trợ thương nhân về thị trường, về vốn, tỷ giá tạo thuận lợi trong chiến lược xuất nhập khẩu. Nghiên cứu tốt thị trường nước bạn để có phương án xuất khẩu phù hợp. Bên cạnh đó cần tiếp tục đàm phán với Trung Quốc mở rộng thêm thị trường nữa cho thị trường hàng hóa của Việt Nam vào bằng con đường chính ngạch../.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây