I. GIỚI THIỆU LÃNH ĐẠO KHOA
1. Lãnh đạo khoa Khách sạn – Du lịch
Trưởng khoa
ThS. Chu Hồng Thủy
Phó Trưởng khoa
ThS. Mai Hồng Vân
2. Đội ngũ giảng viên, chuyên viên khoa Khách sạn – Du lịch:
- Khoa Khách sạn- Du lịch trực thuộc Ban Giám hiệu, gồm có 02 Bộ môn: Quản trị khách sạn và Quản trị kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành;
- Số lượng: 10 cán bộ, giảng viên;
- Trình độ: Thạc sỹ 9 (chiếm 90%), Cử nhân 01 (chiếm 10%).
II. Chức năng, nhiệm vụ khoa Khách sạn – Du Lịch:
1. Chức năng khoa Khách sạn – Du lịch:
- Giúp Hiệu trưởng trong việc tổ chức quản lý và thực hiện các hoạt động giáo dục và đào tạo đạt được các mục tiêu đào tạo;
- Xây dựng các kế hoạch, chương trình đào tạo và triển khai các kế hoạch đào tạo thuộc phạm vi khoa quản lý đến từng giảng viên để thực hiện;
- Tổng hợp và phân tích kết quả đào tạo; kiểm tra, đánh giá quá trình đào tạo, tìm ra nguyên nhân và đề ra các biện pháp khắc phục phòng ngừa;
- Quản lý, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị và các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác giảng dạy;
- Quản lý và điều hành giảng viên, sinh viên thuộc khoa quản lý thực hiện các nhiệm vụ dạy và học;
- Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về chuyên môn và kết quả đào tạo thuộc phạm vi khoa quản lý.
2. Nhiệm vụ của khoa Khách sạn – Du lịch:
- Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường;
- Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với các môn học, học phần thuộc khoa phụ trách; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung;
- Quản lý giảng viên và sinh viên thuộc phạm vi quản lý của khoa;
- Điều hành mọi hoạt động giảng dạy và học tập của khoa; kiểm tra các khâu giảng dạy trong suốt quá trình đào tạo;
- Tổ chức hội thảo chuyên đề cấp khoa, nghiên cứu khoa học;
- Đánh giá và phân loại các sáng kiến kinh nghiệm; tổ chức dự giờ, kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên.
III. Ngành, nghề và mục tiêu đào tạo của khoa Khách sạn – Du lịch:
- Ngành, nghề đào tạo:
CAO ĐẲNG |
TRUNG CẤP |
SƠ CẤP NGHỀ |
- Quản trị khách sạn
- Quản trị nhà hàng
- Kỹ thuật chế biến món ăn
- Quản trị lữ hành
- Hướng dẫn du lịch |
- Nghiệp vụ lễ tân
- Hướng dẫn du lịch
- Kỹ thuật chế biến món ăn
- Nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn
- Kỹ thuật pha chế đồ uống
- Kỹ thuật chế biến bánh
|
- Nghiệp vụ lễ tân
- Nghiệp vụ phục vụ buồng
- Nghiệp vụ phục vụ bàn
- Kỹ thuật chế biến món ăn
- Kỹ thuật pha chế đồ uống
- Kỹ thuật chế biến bánh
- Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
- Kỹ thuật chế biến món ăn
- Kỹ thuật chế biến món ăn cho trẻ mầm non và tiểu học
- Kỹ thuật chế biến bánh
|
2. Mục tiêu đào tạo:
Quản trị khách sạn trình độ cao đẳng, trung cấp là ngành, nghề quản lý trực tiếp, hàng ngày các bộ phận trực tiếp và gián tiếp phục vụ khách du lịch trong khách sạn như: Buồng, lễ tân, nhà hàng, chế biến món ăn, kế toán, kinh doanh và tiếp thị, nhân sự, an ninh, kỹ thuật..., đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Các công việc của ngành, nghề chủ yếu được thực hiện tại các bộ phận trong khách sạn hoặc các cơ sở kinh doanh lưu trú nên môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi, đảm bảo an toàn - vệ sinh và sức khỏe. Cường độ làm việc không cao nhưng chịu áp lực lớn về thời gian phục vụ và yêu cầu đảm bảo sự hài lòng đa dạng của khách du lịch.
Quản trị nhà hàng trình độ cao đẳng, trung cấp là ngành, nghề chuyên tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động trong kinh doanh nhà hàng và phục vụ khách ăn uống tại các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, resort cao cấp và các cơ sở kinh doanh ăn uống với các hình thức phục vụ đa dạng phong phú, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Người làm nghề quản trị nhà hàng có các nhiệm vụ: chuẩn bị phục vụ, phục vụ khách theo thực đơn đặt trước (set menu); phục vụ khách ăn chọn món (À la carté), phục vụ khách ăn tự chọn (buffet), phục vụ tiệc (banquet), phục vụ hội nghị, hội thảo, phục vụ khách ăn tại buồng nghỉ (room service), tổ chức phục vụ các hình thức ăn uống khác: ngoài trời, catering, pha chế và phục vụ đồ uống, chăm sóc khách hàng, vệ sinh, an toàn, an ninh trong hoạt động kinh doanh nhà hàng, quản trị marketing nhà hàng, quản trị nhân lực nhà hàng, quản trị cơ sở vật chất, kỹ thuật nhà hàng, quản trị chất lượng dịch vụ nhà hàng, quản trị tài chính nhà hàng, học tập rèn luyện, nâng cao trình độ giao tiếp ngoại ngữ đặc biệt Anh văn các ngoại ngữ khác.
Kỹ thuật chế biến món ăn trình độ cao đẳng, trung cấp là ngành, nghề kỹ thuật trực tiếp chế biến các loại món ăn tại các bếp của khách sạn, nhà hàng, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Các công việc của nghề chủ yếu được thực hiện tại bộ phận chế biến món ăn (khu vực nhà bếp) đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với điều kiện và môi trường làm việc. Để tiến hành các công việc của nghề cần phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho quá trình chế biến như dụng cụ sơ chế, chế biến, thiết bị đun, nấu, vệ sinh… Trong công việc có thể tiến hành độc lập hoặc phối hợp theo nhóm tùy theo yêu cầu cụ thể của công việc cũng như cơ sở chế biến.
Quản trị lữ hành trình độ cao đẳng là ngành, nghề trực tiếp thực hiện, quản lý và điều phối các hoạt động du lịch lữ hành. Nhiệm vụ của nghề quản trị lữ hành bao gồm: thiết kế chương trình du lịch; tổ chức xúc tiến và bán sản phẩm du lịch; điều hành tổ chức và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch nhằm đảm bảo thực hiện tốt việc chăm sóc khách hàng để duy trì thị phần, thiết lập và duy trì tốt các mối quan hệ với đối tác; đảm bảo an toàn, an ninh cho khách hàng theo quy định; quản lý, giám sát nhân sự và đánh giá kết quả công việc một cách chặt chẽ nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Hướng dẫn du lịch trình độ cao đẳng, trung cấp là ngành, nghề chuyên tổ chức thực hiện và phục vụ khách theo các chương trình du lịch với các nhiệm vụ cơ bản như: Chuẩn bị, tổ chức thực hiện chương trình; thuyết minh; quản lý đoàn khách; hướng dẫn tham quan; hỗ trợ quảng cáo tiếp thị và bán chương trình du lịch; thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các đối tác; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình chương trình du lịch; chăm sóc khách hàng, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
IV. Cơ hội học tập, nghề nghiệp và vị trí làm việc:
- Cơ hội học tập và nghề nghiệp:
- Trong quá trình học tập:
+ Học sinh – Sinh viên được Nhà trường và Khoa Khách sạn – Du lịch tạo điều kiện đi thực tế, thực tập tại các điểm du lịch trên toàn quốc, công ty lữ hành, nhà hàng, khách sạn (3 đến 4 sao) tại các điểm du lịch nổi tiếng
+ Học sinh – Sinh viên trong khoa Khách sạn – Du lịch được được đào tạo các lớp kỹ năng nghề theo nhu cầu của xã hội;
Lớp Bartender
Lớp lễ tân
+ Học sinh – sinh viên khoa Khách sạn – Du lịch có thể làm nhiều công việc khác nhau từ bộ phận nhân sự, bộ phận tiền sảnh, bộ phận ẩm thực cho đến công tác quản lý tại các doanh nghiệp lữ hành và khách sạn;
+ Đảm nhận công việc trong các bộ phận của một khách sạn – nhà hàng từ 3-5 sao như: Tiền sảnh – lễ tân, bộ phận Phòng, Ẩm thực, Bếp, Hội nghị yến tiệc, Nhân sự, Tài chính – kế toán, Kinh doanh – tiếp thị;
+ Công tác tại các vị trí quản lý dịch vụ tại khách sạn như: bộ phận Tiền sảnh (Front Office), quản lý bộ phận Nhà hàng (Food & Beverage) và quản lý bộ phận Phòng (Housekeeping) trong các khách sạn và nhà hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế;
+ Trở thành cán bộ điều hành, tiếp thị, nhân sự, tài chính tại các cơ quan nghiên cứu, kinh doanh du lịch trong và ngoài nước;
+ Làm tại các khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí với các vị trí quản lý, hành chính, nhân lực, tài chính, marketing,..
Ngoài ra các bạn cũng có thể làm việc ở các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu về kinh tế nói chung, du lịch nói riêng; hoặc làm chuyên viên, nghiên cứu thuộc lĩnh vực du lịch.
2. Vị trí làm việc
Học sinh - Sinh viên tốt nghiệp khoa Khách sạn – Du lịch có thể làm việc ở vị trí nhân viên phục vụ, giám sát viên, trưởng nhóm, trưởng bộ phận tại các bộ phận tác nghiệp trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn - du lịch, nhà hang, chế biến món ăn, dịch vụ du lịch và lữ hành như lễ tân, buồng, bàn, bar, hướng dẫn du lịch và các vị trí quản lý.
V. Địa chỉ liên hệ
1. Địa chỉ Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại
Số 126 phố Xốm, phường Phú Lãm, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
2. Địa chỉ văn phòng Khoa Khách sạn - Du lịch
Phòng 414 – Tầng 4 - Nhà A1;
Số điện thoại: 024.33532505;
Địa chỉ mail: khoaksdl.ctet@gmail.com;